Nhận diện cơ hội và thách thức kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm 2023

13/12/2022 03:08 Sáng

Năm 2023 được xác định là năm bản lề quyết định để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng cho cả giai đoạn 2021-2025 mà Đại hội XIII, đặc biệt là trong khi bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường.

Thông tin từ Ban Kinh tế Trung ương, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm đã xác định chủ đề: “Kinh tế Việt Nam năm 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”.

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì phiên toàn thể, cùng với Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, đại diện lãnh đạo Quốc hội chiều ngày 17/12/2022.

Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, mặc dù kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh trong năm 2022 nhưng cả giai đoạn 2021-2022 chỉ tăng trưởng bình quân xấp xỉ khoảng 5,2% thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra cho cả giai đoạn 2021-2025.

Họp báo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam
Họp báo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam.

Vì vậy, năm 2023 được xác định là năm bản lề quyết định để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng cho cả giai đoạn 2021-2025 mà Đại hội XIII, đặc biệt là trong khi bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ, vượt khỏi khả năng dự báo của các nước và các tổ chức quốc tế đang từng ngày tác động tiêu cực đến việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của nước ta…

Nhận diện được những khó khăn, thách thức từ bên ngoài và nội tại bên trong đang đặt ra trên chặng đường thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mà trước mắt là năm 2023, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã liên tục có những chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành nỗ lực tìm ra những giải pháp, triển khai đồng bộ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức.

Đó là mục tiêu đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam ngay lúc này, Ban Kinh tế Trung ương gửi thông điệp trước thềm sự kiện.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trước đó, sáng ngày 17/12, trong khuôn khổ Diễn đàn, 4 hội thảo chuyên đề sẽ được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp trong nước, quốc tế.

Trong đó, Hội thảo chuyên đề 1 với chủ đề “Kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng kinh tế mới” sẽ do lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì.

Dự kiến, sẽ có 5 báo cáo chính được thảo luận tại Hội thảo chuyên đề 1, đó là Kiến tạo không gian phát triển kinh tế mới thông qua đẩy nhanh triển khai đồng bộ và quyết liệt các chủ trương, định hướng về phát triển các vùng và quy hoạch tổng thể quốc gia; Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết để tạo thị trường và động lực phát triển mới trong năm 2023; Đẩy nhanh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng mới và đổi mới công tác truyền thông chính sách tạo đồng thuận xã hội cho phát triển kinh tế năm 2023; Phát huy và khai thác hiệu quả, bền vững nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo; Tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới năm 2023 thông qua đẩy nhanh tháo gỡ các rào cản, nút thắt cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Hội thảo chuyên đề 2 với chủ đề “Lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững” do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng đồng chủ trì.

Hội thảo chuyên đề 3 với chủ đề “Đẩy nhanh tháo gỡ những điểm ngẽn về đầu tư công và nút thắt về vốn cho doanh nghiệp” do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng chủ trì. Hội thảo tập trung thảo luận về Khơi thông nguồn lực đầu tư công để dẫn dắt tăng trưởng trong môi trường nhiều bất định năm 2023; Triển vọng kinh tế vĩ mô 2023 và định hướng điều hành chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp; Tháo gỡ điểm nghẽn về đầu tư công – Góc nhìn từ các địa phương; Đón đầu và thúc đẩy dòng vốn tín dụng xanh, tài chính xanh tại Việt Nam.

Hội thảo chuyên đề 4 với chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi và việc làm gắn với phát triển kinh tế năm 2023” do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đồng chủ trì.

Cùng chuyên mục

Chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều các nước trong khu vực

07/04/2022 04:30 Chiều

Theo ông Đào Duy Tám, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan, để thông quan một lô hàng liên quan đến nhiều đơn vị như kiểm tra chuyên ngành, việc cắt giảm chi phí phải có sự chung sức của tất cả các cơ quan liên quan.

Ngân hàng bắt đầu siết mạnh cho vay bất động sản

31/03/2022 04:41 Chiều

Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Một số nhà băng cũng đang tạm dừng giải ngân với các khoản vay bất động sản.

Ngành ngân hàng nhìn lại năm 2021

31/12/2021 08:35 Chiều

Những cuộc đổi chủ đầy bất ngờ, sự lên ngôi của lớp lãnh đạo trẻ, công nghệ và định hướng mới trong mảng bán lẻ có thể coi là những điểm nhấn trong bức tranh ngân hàng năm 2021.

Tăng trưởng tín dụng Đông Nam bộ thấp hơn cả nước

11/05/2023 06:49 Chiều

Ngày 11/5, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các tỉnh vùng Đông Nam bộ tổ chức hội nghị ngành ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh nhằm tập trung các giải pháp tiền tệ tín dụng hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế trong vùng.

Phát triển TP Phú Quốc là đô thị biển đảo đặc sắc

26/06/2022 03:58 Chiều

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 767/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đến năm 2040.

Đối tác