NHNN sẽ sớm đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia

21/12/2021 07:02 Chiều

Đây là một trong những nhiệm vụ được Ngân hàng Nhà nước ưu tiên thực hiện để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Trước hết, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách, bao gồm việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia; xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

Đồng thời, cơ quan này cũng hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách hiện hành; thực hiện chính sách phù hợp về phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với chi phí hợp lý…

Ảnh: Báo Đầu tư

Ảnh: Báo Đầu tư

Các kế hoạch khác được Ngân hàng Nhà nước chia thành nhóm thực hiện như: nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác; phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Với những kế hoạch nêu trên, các Vụ, Cục, đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị có trách nhiệm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ động có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ được giao; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đề xuất điều chỉnh kịp thời.

Được biết, kế hoạch trên nhằm mục đích triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thuộc phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025.

Song song, xác định nhiệm vụ cụ thể, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng, đảm bảo triển khai kịp thời, phối hợp chặt chẽ, thông tin báo cáo thông suốt, giám sát, theo dõi tiến độ hoàn thành nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong đề án.

Cùng chuyên mục

Bơm tiền hỗ trợ hệ thống của ngân hàng nhà nước

05/01/2022 08:22 Sáng

Ghi nhận trên thị trường ngày 30/12, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng lượng tiền đáng kể thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO).

Các ngân hàng được bổ sung hàng chục nghìn tỷ đồng vốn điều lệ

15/08/2022 04:59 Chiều

Hàng loạt ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ, qua đó bổ sung hàng chục nghìn tỷ đồng vốn hoạt động kinh doanh. MB sẽ trở thành doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thứ 5 trên sàn chứng khoán và là ngân hàng niêm yết lớn thứ 4 sau BIDV, VietinBank và Vietcombank.

Lợi nhuận ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

09/05/2022 08:36 Chiều

Chất lượng tài sản xấu đi nhưng lợi nhuận ngành ngân hàng quý đầu năm vẫn duy trì tăng trưởng hai chữ số. Việc tăng trích lập dự phòng là xu hướng chủ đạo khi tỷ lệ nợ xấu tại nhiều ngân hàng "xấu" hơn so với đầu năm.

Xuất hiện lãi suất tiền gửi hơn 7,5%/năm

17/05/2022 08:16 Chiều

Với việc tăng mạnh lãi suất huy động từ giữa tháng 5, SCB là ngân hàng đầu tiên đưa ra mức lãi tiền gửi trên 7,5%/năm mà không yêu cầu giá trị gửi tối thiểu. Sau hàng loạt đợt điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi liên tiếp, hiện thị trường ghi nhận một loạt ngân hàng đã đưa lãi suất huy động lên trên 7%/năm.

KBank tăng vốn thêm 2,5 lần, đạt hơn 6.500 tỷ đồng trong năm 2023

05/05/2023 03:39 Chiều

Ngày 04/05/2023, Ngân hàng Kasikorn (KBank) chi nhánh TP.HCM, đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 2,5 lần, từ 80 triệu USD lên 285 triệu USD (hơn 6.500 tỷ đồng).

Đối tác