Tuy nhiên, nước ngọt không đường dành cho người ăn kiêng vẫn chưa phải là một giải pháp hoàn hảo. Trên thực tế, tốt nhất bạn nên chọn loại nước ngọt ít đường thay vì loại hoàn toàn không đường.
Đây chính là lý do: Một trong số các loại nước ngọt không đường sử dụng chất tạo ngọt aspartame thay cho đường. Chất tạo ngọt này đã vấp phải nhiều tranh cãi kể từ khi ra mắt vào thập niên 80, vì nó bị cho là có nguy cơ gây ung thư. Tuy vậy, Hiệp hội Ung thư Mỹ cho rằng những nghiên cứu xung quanh vấn đề này chưa đủ để kết luận, có thể là vì một lý do khác mà chất tạo ngọt này bị nghi ngờ.
Theo một nghiên cứu công bố năm 2008 trên Tạp chí Tiêu hóa Canada, những người uống nước ngọt chứa chất tạo ngọt aspartame có nguy cơ gặp phải tình trạng mỡ xâm lấn vào gan cao hơn những người uống nước ngọt thông thường. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chứng gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Khi đó, mỡ sẽ tích tụ trong gan và dẫn đến bệnh xơ gan, hay còn gọi là xơ hóa gan giai đoạn cuối. Cuối cùng, bệnh xơ gan có thể phát triển thành suy gan nếu không được can thiệp sớm.
Ngoài ra, còn những vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến chất tạo ngọt nhân tạo thường dùng trong nước ngọt không đường. Năm 2017, một bài viết đặc biệt trên trang Nutrition Reviews cho biết dựa trên nguồn dữ liệu đáng tin cậy về aspartame trong hai thập kỷ qua đưa đến kết luận rằng việc hấp thụ aspartame dù với liều lượng ở ngưỡng an toàn vẫn có thể “làm mất cân bằng chất oxi hóa/chống oxi hóa, mất kích ứng oxi hóa và phá vỡ tính toàn vẹn của màng tế bào, có khả năng tác động đến nhiều loại tế bào và mô, vô hiệu hóa chức năng của tế bào, cuối cùng dẫn đến tình trạng viêm toàn thân”.
Vẫn còn lý do khác để bạn cân nhắc có nên uống nước ngọt không đường mỗi ngày hay không. Một nghiên cứu cho biết chỉ cần uống thức uống sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng 8%; tuy nhiên, phân tích tổng quan của giới quan sát cho thấy nghiên cứu này chỉ thể hiện sự tương quan chứ không phải quan hệ nhân quả. Và một nghiên cứu khác cũng cho rằng uống nước ngọt sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo có thể liên quan đến việc phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn 21% (nghiên cứu cũng chỉ cho thấy sự tương quan, không phải quan hệ nhân quả).
Có nhiều nghiên cứu ở cả hai chiến tuyến về việc nước ngọt không đường dành cho người ăn kiêng có gây hại cho người dùng hay không. Lời khuyên là gì ư? Tốt nhất là bạn nên hạn chế uống nước ngọt nói chung, dù là có đường hay không đường. Nếu bạn không thể cưỡng lại cơn thèm, bạn có thể bắt đầu giảm xuống 3 lon/tuần và cuối cùng là giảm còn 1 lon/tuần.
NT (theo khoahoc.tv)