Theo báo cáo của Bộ Công Thương, nếu như tháng 7 xuất khẩu đi xuống thì với đà tăng đã trong tháng 8/2022, khi xuất khẩu của cả nước ước đạt 33,38 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước. Mức tăng trên đã đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước sau 8 tháng ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Qua thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến trong tháng 8/2022 đã tăng 9,5% so với tháng trước, nhờ đóng góp của nhiều mặt hàng chiến lược như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 11,6%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 30,6%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 49,3%; giầy dép các loại tăng 5,6%.
Như vậy, trong 8 tháng, riêng nhóm hàng công nghiệp chế biến đã đem về khoảng 215,39 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 85,88% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.
Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 8 tháng vừa qua, ngành dệt may xuất khẩu ước đạt 30,1 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 17,5 tỷ USD.
Tuy vậy, theo đánh giá của cơ quan chức năng, các doanh nghiệp FDI góp mặt trong toàn bộ các nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong đó ưu thế gần như tuyệt đối ở 2 nhóm hàng lớn nhất là điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Doanh nghiệp FDI cũng chiếm tỉ trọng cao hơn doanh nghiệp trong nước ở các nhóm hàng lớn khác là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng…Với kết quả trên, tính chung 8 tháng năm 2022, cả nước xuất khẩu khoảng 3,96 tỉ USD.
Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh không chỉ giúp Việt Nam tăng cơ hội thu hút đầu tư mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Đây được coi là động lực và là “chìa khóa” cho sự tăng trưởng trong năm 2022 và những năm tới.
Theo baodansinh.vn