Tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo

16/08/2023 06:04 Chiều

Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 15 tháng 8 năm 2023 về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thời gian vừa qua, tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường do tác động bởi nhiều yếu tố: lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước (Ấn Độ, UAE, Nga); ii) hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực, ngũ cốc tại nhiều khu vực; diễn biến địa chính trị còn phức tạp (Nga tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen), v.v… đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.

Trước bối cảnh đó, để công tác điều hành xuất khẩu gạo đảm bảo mục tiêu tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, đảm bảo lợi ích của người trồng lúa; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đảm bảo dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định; đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả; đồng thời triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 610/CĐ-TTg ngày 03/7/2023 về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo và Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 05/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.

Trong đó, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại các nước theo dõi sát thông tin về tình hình thị trường, động thái cơ chế chính sách xuất khẩu, nhập khẩu khẩu gạo của nước sở tại.

Đối với các thị trường sản xuất, xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Campuchia, Hoa Kỳ…, Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại tăng cường chủ động cập nhật tình hình mùa vụ sản xuất, giá gạo tiêu thụ tại thị trường sở tại, tình hình xuất khẩu và các động thái chính sách liên quan đến bối cảnh thị trường lương thực toàn cầu nhiều biến động; thông tin thường xuyên hoặc đột xuất về Cục Xuất nhập khẩu và các Vụ Thị trường ngoài nước.

Theo dõi tình hình thực hiện và kịp thời xúc tiến đàm phán gia hạn các Bản Ghi nhớ về thương mại gạo đã ký; chỉ đạo Thương vụ tại các quốc gia và vùng lãnh thổ phối hợp với các Văn phòng Xúc tiến thương mại, Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường gạo thế giới, dự báo nhu cầu nhập khẩu của các thị trường; diễn biến tình hình thị trường trong nước (giá thóc, gạo nội địa, lượng gạo tồn kho…) , chủ động phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đề xuất các biện pháp xử lý đảm bảo an ninh lương thực và hiệu quả trong xuất khẩu gạo.

Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP; tích cực tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn sở tại, góp phần bình ổn giá thóc, gạo nội địa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Đồng thời, Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, trình Chính phủ trong Quý III/2023 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg và của Lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 491/VPCP-KTTH ngày 31/01/2023.

Nguồn: baodansinh.vn

Cùng chuyên mục

Lãi cho vay tăng lớn hơn chi phí huy động, ngân hàng thu đậm từ tín dụng

19/05/2022 08:06 Chiều

Trong quý I, hàng loạt ngân hàng đã ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh như SHB (90%), Eximbank (52%), VietBank (53%), Saigonbank (48%), MB (41%), LienVietPostBank (40%). Nhiều ngân hàng đã cho vay hết hạn mức tín dụng được cấp đầu năm và kỳ vọng sẽ được cấp thêm room trong quý II.

Doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất – phân phối đặc sản Tây Bắc

28/08/2023 11:08 Chiều

Tiềm năng có, chính sách ưu đãi đầu tư có, chỉ chờ doanh nghiệp sản xuất liên kết với doanh nghiệp phân phối đầu tư chế biến sâu vào nông sản, để nông dân miền núi, vùng sâu, vùng xa của Điện Biên, hay của Tây Bắc nói chung có cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng ở thị trường trong nước.

Xuất nhập khẩu đạt 3,05 tỷ USD trong dịp Tết Nguyên đán

10/02/2022 08:05 Sáng

Tổng cục Hải quan thông tin, trong thời gian nghỉ tết Nhâm Dần 2022, từ ngày 29/01 đến 06/02/2022, cả nước có 2.462 doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, gấp 2,56 lần so với năm 2021. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ.

Thị phần tôm Việt Nam tại Trung Quốc tăng trưởng tích cực

13/04/2024 05:41 Sáng

Các sản phẩm tôm chế biến chủ yếu của Việt Nam, như há cảo tôm, sủi cảo tôm gừng và các loại tôm thẻ được ưa chuộng tại Trung Quốc, nhu cầu này được dự báo sẽ tăng cao.

Dự báo kinh tế Việt Nam và ĐBSCL: Quý IV “khởi sắc” và triển vọng năm 2022

03/10/2021 07:55 Sáng

Theo các chuyên gia, nếu mở cửa và thích ứng an toàn với dịch Covid-19 từ đầu tháng 10 thì tăng trưởng quý IV sẽ ước đạt 3,5% và tăng trưởng cả năm 2021 là 2,1%.

Đối tác