Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 1/7

24/06/2022 05:42 Sáng

Từ ngày 1/7 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng, do đó mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng có sự gia tăng… Trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng mức đóng.

20211125-093103-6852-1655968818.jpg

Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội. Ảnh: Nhật Dương.

Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6% so với mức lương hiện hành. Cụ thể, vùng I tăng lên 4.680.000 đồng/tháng; vùng II tăng lên 4.160.000 đồng/tháng; vùng III tăng lên 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 tăng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, còn bổ sung quy định về lương tối thiểu vùng theo giờ, cụ thể, vùng I là 22.500 đồng/giờ; vùng II là 20.000 đồng/giờ; vùng III là 17.500 đồng/giờ và vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trên cơ sở đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng có sự gia tăng.

Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất mà người lao động có thể nhận hằng tháng sau khi nghỉ việc như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trước đó, theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo các tỷ lệ nhất định được tính dựa trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Nếu doanh nghiệp đang đóng các khoản này cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng thì từ ngày 1/7 khi lương tối thiểu vùng được điều chỉnh sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng mức đóng.

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức hưởng 5 lần mức lương tối thiểu vùng khi nhận trợ cấp thất nghiệp cũng tăng theo như sau: Vùng I là 23,4 triệu đồng; vùng II là 20,8 triệu đồng; vùng III là 18,2 triệu đồng; vùng IV là 16,25 triệu đồng.

Theo VnEconomy

Cùng chuyên mục

BIDV MetLife: 10 năm vững nền, tạo thế sẵn sàng bước vào chương “bứt phá” tiếp theo

30/08/2024 04:05 Chiều

Tròn một thập kỉ gắn bó với thị trường Việt Nam, từ một “tân binh”, BIDV MetLife đã vươn mình trở thành Doanh nghiệp xuất sắc châu Á (giải thưởng APEA 2020 – 2023) và để lại những dấu ấn đậm nét trong hành trình đồng hành cùng người dân Việt Nam kiến tạo một cộng đồng hạnh phúc hơn.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 1/7

24/06/2022 05:42 Sáng

Từ ngày 1/7 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng, do đó mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng có sự gia tăng… Trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng mức đóng.

Tăng số người lao động tại TP.HCM nhận trợ cấp thất nghiệp

25/06/2021 07:27 Sáng

Ngày 22.6, ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM, cho biết năm nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người lao động.

Chấp nhận mua bảo hiểm rồi hủy để vay được ngân hàng

06/06/2022 05:28 Sáng

Không có nhu cầu cũng như khả năng tài chính tham gia thêm bảo hiểm, nhiều người đành mua rồi huỷ ngay sau năm đầu để được vay ngân hàng nhanh chóng. Tình trạng mua bảo hiểm nhân thọ kèm khoản vay một cách miễn cưỡng và đối phó rất phổ biến trong thời gian gần đây.

Thủ tục nhận Bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

04/10/2021 07:59 Sáng

Ngày 1/10 Chính phủ ban hành Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp...

Đối tác