Tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh phân urê

01/04/2022 08:04 Chiều

Bộ Công Thương cho rằng cần tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật cạnh tranh nói riêng đối với các doanh nghiệp trên thị trường phân urê.

Nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, báo cáo nghiên cứu “Đánh giá cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân urê tại Việt Nam” của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đưa ra một số kiến nghị.

Về chính sách và pháp luật, thứ nhất, cần duy trì chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước (bao gồm doanh nghiệp nhà nước) tham gia công đoạn sản xuất urê, nhằm đảm bảo lợi ích của quốc gia trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh phân urê
Tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh phân urê.

Thứ hai, cần duy trì cấu trúc thị trường sản xuất phân urê như hiện nay với sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước.

Hiện nay, trên công đoạn sản xuất, có sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước thuộc hai Tập đoàn nhà nước do ngành sản xuất urê yêu cầu vốn đầu tư lớn, khó có doanh nghiệp trong nước có vốn ngoài nhà nước có năng lực tài chính đủ mạnh để tham gia vào công đoạn này.

Do vậy, việc duy trì các doanh nghiệp này trên thị trường là cần thiết, nhằm tạo nên các động lực cạnh tranh giữa các nhóm doanh nghiệp với nhau, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và phúc lợi của người tiêu dùng cũng như của xã hội.

Thứ ba, cần xây dựng các chính sách liên quan đến giám sát hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp sản xuất, để ngăn chặn việc lợi dụng lợi thế về cấu trúc thị trường độc quyền nhóm nhằm thực hiện hành vi bóp méo cạnh tranh trên thị trường.

Thứ tư, cần xây dựng các chính sách giải quyết hiện tượng cung vượt cầu trên thị trường hiện nay, tạo động lực cho doanh nghiệp thúc đẩy cạnh tranh.

Thứ năm, cơ quan quản lý chuyên ngành cần có các chính sách hỗ trợ hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong sản xuất kinh doanh tại thị trường phân urê.

Song song với rà soát hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban quản lý vốn nhà nước) cần có sự giám sát sát sao, từ đó đưa ra các giải pháp, nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp này trên thị trường.

Chính sách này vừa nâng cao hiệu quả về kinh tế trong tương lai đối với thị trường phân urê nói chung, vừa hạn chế thiệt hại về kinh tế đối với nguồn vốn đầu tư của nhà nước trong việc xây dựng, thành lập nhà máy sản xuất.

Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo cáo cũng kiến nghị, cần xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi thị trường phân urê. Do thị trường sản xuất phân urê tại Việt Nam có mức độ tập trung cao, tác động trực tiếp tới hoạt động trồng trọt của người dân, việc đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng từ đó nâng cao phúc lợi xã hội là cần thiết.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật cạnh tranh nói riêng đối với các doanh nghiệp trên thị trường phân urê.

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường, cần chủ động nghiên cứu Luật cạnh tranh và các pháp luật liên quan và cập nhật thông tin một cách thương xuyên. Chủ động tham vấn với các cơ quan nhà nước hữu quan khi phát hiện các hành vi cạnh tranh có nguy cơ hạn chế môi trường cạnh tranh và tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Để phòng ngừa các yếu tố có nguy cơ dẫn đến các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, báo cáo khuyến nghị các doanh nghiệp nên không đưa vào hợp đồng những quy định/điều khoản có thể dẫn tới các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như: Thỏa thuận ấn định giá một cách trực tiếp hay gián tiếp; Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp thuốc; Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường.

Với thị trường có mức độ tập trung cao như thị trường phân urê tại Việt Nam, doanh nghiệp được khuyến nghị xây dựng chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh, hạn chế rủi ro kinh doanh do vi phạm pháp luật cạnh tranh.

PV – Doanhnghiephoinhap.vn

Cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Café show và Tea show 2024

11/04/2024 03:04 Chiều

Triển lãm Quốc tế Café show 2024 và Tea show sẽ khai mạc và xuyên suốt diễn ra từ ngày 09 đến ngày 11 tháng 5 năm 2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm quốc tế Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phong, Quận 7, TP HCM.

Nghệ An: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất

11/10/2021 06:42 Chiều

Trên địa bàn Nghệ An, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 60,25% tổng số doanh nghiệp…

TPHCM đã có hơn 120.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động với gần 1,9 triệu lao động

29/10/2021 07:17 Sáng

Theo ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh – Xã hội TPHCM, hiên tại có khoảng 121.321 doanh nghiệp đã hoạt động trở lại với 1.897.295 lao động tham gia. Trong đó có 1.321 doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất đã hoạt động trở lại với hơn 200.000 người.

Schaeffler Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á”

09/03/2022 11:48 Sáng

Schaeffler Việt Nam được xướng danh trong danh sách “những nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2021” bởi Tạp chí HR Asia - Ấn phẩm uy tín nhất dành cho các chuyên gia nhân sự cao cấp tại Châu Á.

Hàng loạt doanh nghiệp rút khỏi thị trường: Điều bất thường hay hiện tượng tự nhiên?

15/04/2024 02:07 Chiều

Trên thị trường kinh doanh, sự thay đổi về số lượng doanh nghiệp là khó tránh khỏi. Vậy việc doanh nghiệp rút khỏi thị trường là điều bất thường hay chỉ là một hiện tượng tự nhiên của quá trình phát triển kinh tế?

Đối tác