Tại chương trình các đại biểu tham dự đã cùng nhau trao đổi về những cơ hội mới nổi bật trong thương mại xin biên giới, đặc biệt với các khu vực quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đề cập, nhấn mạnh về những cơ hội mới từ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng như các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) liên quan như Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean “ATIGA”và hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATIGA) và Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN ( ATISA).
Toàn cảnh chương trình
Thời gian qua Việt Nam đã đạt được bước tiến đáng kể trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010-2021, thương mại giữa Việt Nam và ASEAN đã có sự tăng trưởng vượt bậc, trong đó xuất khẩu tăng từ 9,3 tỷ USD năm 2010 lên mức 29,1 tỷ USD vào năm 2021. Tuy nhiên, do lượng hàng xuất khẩu này chủ yếu đến từ các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chúng ta cần thực hiện nhiều hơn các biện pháp nhằm khuyến khích và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp của cả nước, hướng tới đạt được những đột phá trong giai đoạn tới.
Phát biểu tại hội thảo ông Nguyễn Đức Trung , Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp đánh giá, Hội nhập kinh tế nói chung và hợp tác ASEAN nói riêng mang lại hiệu nhiều cơ hội phát triển kinh tế. Tính đến tháng 2/2023 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào ASEAN đạt khoảng 2,85 tỷ USD trong đó có thể kể đến xuất khẩu sang Thái Lan Đạt 654,2 triệu USD, sang Malaysia đạt 441,7 triệu USD, sang Campuchia và Indonesia đạt hơn 430 triệu USD, sang Philippines đạt 408 triệu USD, sang Singapore đạt 387,1 triệu USD, sang Lào đạt 45,3 triệu USD và sang Brunei với 4,32 triệu USD. Tuy nhiên các kết quả đạt được ở trên chưa phản ánh hết tiềm năng phát triển giao thương giữa các nước ASEAN. Đồng thời các doanh nghiệp nhỏ vàvừa của Việt Nam gặp nhiều thách thức trong việc tận dụng các cơ hội này, vì vậy việc hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các nền tảng số cũng như kỹ năng tìm kiếm thị trường thông qua các mạng lưới ngay trong chính khu vực ASEAN là mục tiêu của cuộc phát triển doanh nghiệp và tổ chức hợp tác quốc tế Đức GIZ tại hội thảo này.
Bà Sita Zimpel, Giám đốc dự án của GIZ chịu trách nhiệm phát triển ASEAN và Access và cổng thông tin doanh nghiệp AED bày tỏ, GIZ rất vinh dự được tham gia sự kiện quan trọng này, bởi chúng tôi tin rằng thị trường ASEAN còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là theo Hiệp định ATISA. Công việc của GIZ tại Việt Nam và ASEAN hướng tới tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiếp cận những thông tin thị trường đáng tin cậy, hình thành mạng lưới cần thiết cũng như chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ASEAN. Theo đó, Cổng thông tin khu vực ASEAN Access sẽ cũng như cổng thông tin doanh nghiệp AED là những nền cảng chấm dứt chúng tôi thực hiện điều đó.
Cổng thông tin doanh nghiệp https:// business.gov.vn là trang kết nối thông tin điện tử, cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc tích hợp thông tin về doanh nghiệp, mạng lưới tư vấn, hỗ trợ chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ dẫn kinh doanh…
Cổng thông tin ASEAN Access ” http://aseanaccess.com” là cổng thông tin doanh nghiệp chính vào khu vực ASEAN với 3.100 doanh nghiệp nhỏ và vừa là thành viên đăng ký, cùng với 50 đối tác mạng lưới và nhà cung cấp dịch vụ các tính năng chính trên tổng ASEAN Access giúp người dùng cụ thể thuận tiện trao đổi về thị trường tham gia các sự kiện kết nối kinh doanh và đào tạo trực tuyến nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế.