Thống đốc yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất khoản vay cũ

28/12/2020 05:26 Chiều

Các ngân hàng cần giảm chỉ tiêu lợi nhuận năm tới để giảm thêm lãi suất cho vay, nhất là khoản vay cũ và trung, dài hạn. Đó là yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đưa ra tại cuộc họp với các ngân hàng thương mại mới đây.

Thống đốc đề nghị Hội đồng quản trị cùng ban lãnh đạo các ngân hàng cần lưu ý một số nhiệm vụ kinh doanh trong năm tới. Theo đó, các nhà băng cần xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2021 phù hợp với định hướng, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng tại Nghị quyết của Chính phủ.

Có mặt tại cuộc họp, Thủ tướng đánh giá cao ngành ngân hàng từ đầu năm đến nay đã ba lần giảm lãi suất điều hành khoảng 1,5-2% một năm, giảm sâu nhất trong khu vực. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng yêu cầu ngành ngân hàng trong năm tới cần giảm chỉ tiêu lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi vay, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế trong năm 2021.

Do đó, Thống đốc cho biết tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ có chỉ thị yêu cầu các nhà băng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận để có điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, nhất là các khoản cho vay cũ, trung dài hạn.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị 26/12. Ảnh: Sbv.

Tính đến tháng 11, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1% một năm so với cuối năm 2019. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5% mỗi năm.

Gần cuối năm, nhiều ngân hàng triển khai các gói cho vay lãi suất thấp kích cầu tín dụng. Mức lãi suất cho vay tại các ngân hàng đang dao động 4,8-6,5% một năm với các khoản vay dưới 6 tháng và 5,5-7,5% một năm với các khoản vay từ 6 đến 12 tháng.

Thống đốc cũng giao nhiệm vụ cho các nhà băng khẩn trương tổng kết, đánh giá kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, đúc rút các bài học kinh nghiệm và chủ động xây dựng phương án cho giai đoạn 5 năm tới.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả, hạn chế nợ xấu mới phát sinh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng theo đúng chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước giao, tập trung tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Dự kiến, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2021 theo Phó thống đốc Đào Minh Tú đạt khoảng 12%, hoặc nếu sức hấp thụ vốn của nền kinh tế tốt hơn, con số này có thể nới lên 13-14%.

Cuối cùng, trong dịp Tết dương lịch và Tết nguyên đán sắp tới, Thống đốc nhấn mạnh các nhà băng cần tập trung đáp ứng tốt nhu cầu tiền mặt, tín dụng, dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân, tạo cho mọi hoạt động thông suốt, an toàn.

Theo VNE

Cùng chuyên mục

Cuộc đua lãi suất ‘tăng nhiệt’

07/06/2022 09:58 Chiều

Cuộc đua lãi suất bắt đầu “nóng” từ nhiều tháng qua, lãi suất huy động tăng khiến tiền gửi nhàn rỗi “ồ ạt” quay lại ngân hàng. Chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển nhận định, việc lãi suất huy động tăng nhẹ là phù hợp với tình hình lạm phát hiện nay.

Rủi ro lớn hơn thuộc về nhóm ngân hàng nhỏ trong năm 2022

14/02/2022 06:31 Chiều

Năm 2022 sẽ là một năm nhiều thách thức hơn với nhóm các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ khi trái phiếu, tín dụng bất động sản bị siết, nợ xấu gia tăng. Ngành ngân hàng chiếm trên 30% vốn hoá của VN-Index. Đây cũng là nhóm ngành nhạy cảm, chịu tác động nhiều chiều từ dịch bệnh và tăng trưởng kinh tế.

NHNN yêu cầu các ngân hàng tích cực cho vay sản xuất kinh doanh

28/11/2022 07:20 Chiều

NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức cân đối nguồn vốn, tích cực giải ngân tín dụng vào sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên.

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng

30/12/2022 12:06 Sáng

Tính đến ngày 21/12, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021.

Nhiều ngân hàng báo lãi nghìn tỉ ngay quý đầu tiên

23/03/2022 11:29 Sáng

Dù chưa kết thúc quý I nhưng nhiều ngân hàng đã “rục rịch” báo lãi lớn, bất chấp những khó khăn trong dịch COVID-19.

Đối tác