Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước

31/10/2022 04:51 Chiều

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong 10 tháng năm 2022 có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,1%).

Tiêu biểu như, xuất khẩu cá tra trong 10 tháng năm 2022 đã đem về trên 2,1 tỷ USD, tăng 76,5 so với cùng kỳ. Với kết quả hiện nay và xu hướng hồi phục nhẹ trong vài tháng tới, dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2022 có thể ghi nhận mức kỷ lục 2,5 – 2,6 tỷ USD, cao hơn gấp 1,5 lần so với năm 2021.

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh minh họa

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh minh họa

Ngành hàng dệt may xuất khẩu cũng tăng trưởng khả quan khi trong 10 tháng năm 2022 đạt trên 38 tỷ USD, tương đương bình quân mỗi tháng đạt trung bình 3,7 – 3,8 tỷ USD.

Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhờ nhiều đơn hàng sản xuất dịch chuyển về Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc theo đuổi chính sách “Zezo covid”.

Thêm vào đó, nhờ tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đi vào thực thi trong những năm gần đây như EVFTA, CPTPP, UKVFTA… với lộ trình cắt giảm thuế quan cho nhiều ngành hàng, tiếp tục tạo bệ phóng cho xuất khẩu, kéo lượng đơn đặt hàng lớn về Việt Nam.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, 10 tháng năm 2022, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 93,4 tỷ USD. Việt Nam cũng xuất siêu sang EU ước đạt 26,7 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định từ Bộ Công Thương, trong những tháng cuối năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp không ít thách thức. Trong đó, giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp; giá dầu tăng cao trong khi đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng; tình trạng thiếu hụt gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng… tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước, ảnh hưởng đến kích cầu tiêu dùng đối với thương mại. Thêm vào đó là xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng tại nhiều quốc gia khi nguồn cung hàng hoá đứt gãy, các nước phải có biện pháp để ổn định hàng hoá trong nước.

Lạm phát tăng cao ở hầu hết quốc gia, là những thị trường lớn của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu, gây sụt giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ các nước. Nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng, dẫn tới đồng tiền bản địa mất giá so với đồng USD.

Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu quý IV và cả năm 2022, theo các chuyên gia cần ưu tiên đảm bảo đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, sẵn sàng đơn hàng cho mùa Xuân năm sau; chú trọng rà soát chuỗi cung ứng và các sản phẩm cuối cùng được xuất khẩu sang Mỹ, đảm bảo không vi phạm những quy định của thị trường Mỹ.

Nguồn: baodansinh.vn

Cùng chuyên mục

Tổng thu NSNN năm 2022 ước đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng

07/01/2023 02:12 Chiều

Tổng thu NSNN năm 2022 ước đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng, bằng 127,8% dự toán, tăng 15% so với năm 2021(NSTW đạt 125,8% dự toán; NSĐP đạt 129,9% dự toán).

TP HCM: Ngân hàng giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường

07/04/2022 09:25 Chiều

Các ngân hàng xem xét giảm lãi suất cho vay để tiết giảm chi phí tài chính sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho những khoản vay bị ảnh hưởng Covid-19. Các ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu đảm bảo an toàn hệ thống giao dịch thông suốt.

Tín dụng TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2022

31/03/2022 04:26 Chiều

Trong ba tháng đầu năm 2022, tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh dự ước tăng 3,65% so với thời điểm cuối năm 2021 và tăng 13,1% so với cùng kỳ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế.

Sẽ giải ngân khoảng 50% của gói 350.000 tỷ đồng phục hồi kinh tế

03/03/2022 08:53 Sáng

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến trong năm 2022 này, sẽ giải ngân khoảng 50% của gói 350.000 tỷ đồng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Duy trì mặt bằng lãi suất phù hợp

19/04/2022 06:59 Chiều

Các ngân hàng đang nỗ lực tiết giảm chi phí giảm lợi nhuận để duy trì mặt bằng lãi suất thấp. Động thái tăng lãi suất huy động mới diễn ra ở một số ngân hàng với một số kỳ hạn, chủ yếu là để cơ cấu lại nguồn vốn.

Đối tác