TP.HCM: Khai mạc Triển lãm Quốc tế máy móc thiết bị ngành chế biến gỗ

19/10/2022 02:17 Sáng

Triển lãm quốc tế lần thứ 14 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành chế biến gỗ (VietnamWood 2022 ) và Triển lãm quốc tế về thiết bị nội thất, ngũ kim và công cụ ngành công nghiệp gỗ (Furnitec 2022) đã chính thức khai mạc vào ngày 18/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), song song với nền tảng trực tuyến diễn ra từ ngày 18-24/10.

Triển lãm do Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp.Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp với Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại Vinexad tổ chức.

VietnamWood cùng với Furnitec là hai hội chợ thương mại uy tín và mang tính biểu tượng nhất trong ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam, quy tụ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đến và trưng bày chuỗi cung ứng sáng tạo, những công nghệ hàng đầu cũng như xu hướng phát triển trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu về công nghệ và kỹ thuật sản xuất tân tiến nhất.

Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm VietnamWood 2022

Phát biểu tại lễ khai mạc VietnamWood 2022, ông Nguyễn Quang Huy – Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam (Bộ Công Thương) – cho biết: “Triển lãm là cơ hội để các chuyên gia trong ngành công nghiệp gỗ, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại, trao đổi, tích cực học hỏi các sản phẩm và công nghệ của thế giới, đồng thời phát triển được chất lượng, góp phần toàn diện trong việc phát triển ngành công nghiệp gỗ”.

VietnamWood và Furnitec đã tập hợp hơn 250 nhà cung cấp tầm cỡ thế giới từ 25 quốc gia và khu vực, đưa ra các giải pháp sản xuất ưu việt và cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành chế biến gỗ và thị trường tại Việt Nam.

Các thương hiệu hàng đầu trên toàn cầu lấp đầy bảy khu triển lãm quốc tế từ Áo, Canada, Pháp, Đức, Nga, Đài Loan (Trung Quốc) và Hoa Kỳ để cung cấp nền tảng kinh doanh tối ưu cho các nhà sản xuất thiết bị, đồng thời trưng bày một loạt các giải pháp toàn diện cho ngành chế biến gỗ và đồ nội thất.

Gian hàng Đức tham dự tại triển lãm

Các thương hiệu nổi tiếng như Homag, Michael Weinig, SHODA, DIEFFENBACHER, LEITZ, JOWAT, SCM, Biesse, NANXING, LEADERMAC, IMOS, Cabinet Vision, Felder, JAF, HAFELE, BLUM, Vetta, Thuận Hiền, Fuvico, Quốc Duy, KEYCES đang trưng bày và cập nhật những xu hướng hàng đầu cũng như công nghệ mới nhất trong lâm nghiệp và thiết bị chế biến gỗ, máy móc chế biến sơ cấp, kỹ thuật gia công thứ cấp, hoàn thiện bề mặt, tận dụng gỗ phế thải, tạo năng lượng và sưởi ấm bằng nhiên liệu gỗ, vật liệu chế biến gỗ và vật tư tiêu hao, đồ dùng và phụ kiện nội thất, dịch vụ kỹ thuật, công cụ và thiết bị phụ trợ…., để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường, và tạo cơ hội to lớn cho ngành chế biến gỗ và đồ nội thất của Việt Nam.
Trong khuôn khổ triển lãm, hàng loạt hội thảo cũng được tổ chức nhằm giúp nhà sản xuất kiểm soát được sản phẩm từ nguyên vật liệu cho đến khi hoàn thành và chuyển đến tay người tiêu dùng, từ đó đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các thành phẩm, giảm chi phí sản xuất, đổi mới cải tiến mẫu mã, và gia tăng lợi nhuận.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA cho biết, trong 9 tháng năm 2022, kim xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Năm 2022 có thể coi là bản lề, trong bước chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam và thế giới hậu đại dịch COVID-19.

Dù kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trở lại trong tháng 9/2022 nhưng ảnh hưởng của lạm phát, những bất ổn về kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến tăng trưởng xuất khẩu của ngành chế biến gỗ nói riêng và các mặt hàng khác nói chung của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2022.

Tất cả những yếu tố trên, gồm cả nội tại và bên ngoài, đã đặt ra cho ngành chế biến gỗ và doanh nghiệp nói chung thách thức lớn là vừa giải quyết các vấn đề nội tại, đảm bảo chất lượng, đáp ứng đơn hàng đang có, vừa phải gia tăng năng suất, giá trị gia tăng… để giữ và đón khách hàng mới. Hơn hết là phải linh hoạt để đón đầu những thay đổi trong tương lai, hòa nhịp xu thế phát triển bền vững, mà nổi bật lên hai vấn đề: nguyên liệu và công nghệ.

Trong 9 tháng năm 2022, kim xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021

Về công nghệ một số nhóm doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ hiện đại với máy móc chủ yếu được nhập khẩu. Nhưng các thiết bị đang sử dụng đều có năm sản xuất trung bình là 2010, khá cũ so với hiện nay. Với sự lên ngôi của xu hướng tự động hóa sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ nhằm giảm số lượng lao động trực tiếp, thay thế bằng công nghệ máy móc, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng định hướng được dòng sản phẩm sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
Riêng về nguyên liệu, nguồn cung nguyên liệu khai thác trong nước gồm rừng trồng và cây phân tán hiện nay đáp ứng được khoảng 75% tổng nhu cầu chế biến. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 8,5 triệu m3 gỗ. Với tốc độ phát triển của ngành gỗ, trong thời gian tới cần thiết phải có nguồn cung nguyên liệu dồi dào, đa dạng về chủng loại để phục vụ cho mọi phân khúc thị trường.

Nguyễn Thanh

 

Cùng chuyên mục

Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ khí hậu: giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu

01/10/2024 08:42 Sáng

Ngày 30/9/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, New Energy Nexus Vietnam và Clickable Impact Consulting Group tổ chức buổi công bố “Báo cáo đầu tư khởi nghiệp công nghệ khí hậu tại Việt Nam 2024”.

Giá lúa gạo tăng nhẹ ngay đầu tuần

28/11/2023 06:39 Sáng

Hôm nay 27/11, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng với mặt hàng gạo nguyên liệu và thành phẩm, giá lúa ổn định.

Khai mạc Triển lãm Công nghệ thông minh tại Việt Nam – OCTF 2023

21/09/2023 09:24 Chiều

Ngày 21/9 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn long trọng khai mạc Triển lãm Công nghệ thông minh tại Việt Nam – OCTF 2023. Sự kiện do Overseas Chinese Think Tank, Công ty TNHH Triển lãm Quốc tế Quảng Triển Quảng Đông, Shenzhen OCTF Investment Management Co., Ltd, Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam – VIETFAIR phối hợp tổ chức.

Tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm

20/05/2024 04:45 Chiều

Từ đầu năm 2024 đến nay, đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có những vụ ngộ độc thực phẩm lớn làm nhiều người mắc và nhập viện điều trị. Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Avery Dennison Việt Nam và những con số biết nói từ hành trình phát triển tại Việt Nam

14/05/2022 09:25 Sáng

Avery Dennison được biết đến là một tập đoàn dẫn đầu trong công nghệ nghiên cứu và sản xuất các loại nhãn mác hàng thời trang, tiêu dùng có trụ sở tại Mỹ, với lực lượng hơn 36,000 lao động tại hơn 50 quốc gia.

Đối tác