Đầu tháng này, Bộ Tài chính nước này đối thoại với các chính quyền địa phương trong một thông báo chính thức về “quyền tham gia công bằng vào mua sắm của chính phủ” của các nhà cung cấp nước ngoài phải được đảm bảo miễn là sản phẩm của họ sản xuất tại Trung Quốc.
Thời điểm của các hướng dẫn được đưa ra sau khi Trung Quốc tuyên bố nộp đơn tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cho thấy, Bắc Kinh đang đặt cơ sở cho các cuộc đàm phán và mở cửa kinh tế. Dựa trên khuôn khổ CPTPP, các chính phủ không được phân biệt đối xử trong các hợp đồng mua sắm, hàng hóa, dịch vụ với các nền kinh tế thành viên khác. “Điều quan trọng nhất là Trung Quốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao do CPTPP đặt ra”, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết. “Sẽ không có chuyện nhượng bộ, chẳng hạn như nhiều trường hợp ngoại lệ đối với Trung Quốc”.
Theo thông báo của Bộ Tài chính, chính quyền địa phương không được hạn chế sự tham gia của các nhà cung cấp bằng cách đặt ra các điều kiện về thành phần hoặc vị trí của các cổ đông. Các khiếu nại về đấu thầu hoặc kết quả phải được xử lý công bằng, bất kể là công ty trong nước hay nước ngoài. Bộ cũng cho biết chính quyền địa phương cần sửa đổi danh sách các ứng viên nhà cung cấp được coi là rào cản trên thực tế đối với sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài.
Luật mua sắm của chính phủ Trung Quốc quy định rằng, chính quyền địa phương và các công ty nhà nước được phép mua các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất nhưng phía doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc phẫn nộ khi trượt thầu dù cùng đưa ra một sản phẩm và giá cạnh tranh không kém. Các thành viên của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc bày tỏ vui mừng trước thông báo mới và coi đây là một bước đi đúng hướng nhưng cần thời gian xem xét tác động và hiệu quả thực tế. Tuy nhiên, quy định mới sẽ loại trừ các chương trình liên quan đến an ninh hoặc bí mật nhà nước, do đó, mức độ cải thiện tiếp cận thị trường mà các hướng dẫn này sẽ mang lại là không rõ ràng. Từ khoảng năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã tổng hợp danh sách các nhà sản xuất và sản phẩm được khuyến nghị nhằm hạn chế các nhà cung cấp nước ngoài bằng cách áp đặt các điều kiện như tỷ lệ sở hữu và quản lý vì lý do an ninh quốc gia. Ngay cả khi có hướng dẫn mới từ Bộ Tài chính, ranh giới mơ hồ của an ninh quốc gia có thể làm suy yếu các quy tắc thực tiễn.
Trung Quốc cũng đang cân nhắc những thay đổi pháp lý đối với hoạt động mua sắm của chính phủ. Các sửa đổi đề xuất được đưa ra lấy ý kiến công chúng vào tháng 12 năm 2020 kêu gọi một quy trình sàng lọc an ninh đối với các hợp đồng chính phủ. Trong khi đó, Mỹ đã thực hiện các bước ngăn cản các nhà cung cấp Trung Quốc tham gia các thỏa thuận của chính phủ Mỹ. Tháng 8 năm 2019, các cơ quan liên bang đã bị cấm mua các sản phẩm từ nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei Technologies và bốn công ty khác của Trung Quốc khác. Sau đó một năm, bất kỳ nhà thầu nào sử dụng thiết bị hoặc dịch vụ do năm công ty này cung cấp đều bị cấm tham gia vào các hợp đồng của chính phủ.
TL (theo Nikkei Asia) DNHN