Trung Quốc trên con đường lật ngược “ván bài” công nghệ phụ thuộc vào nước ngoài

11/10/2021 06:31 Chiều

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần bày tỏ lo lắng về sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài.

Ảnh minh
Ảnh minh. (Ảnh: Reuters) 

Có lẽ đáng nhớ nhất là vào năm 2016, ông Tập đã nói rằng sự phụ thuộc của lĩnh vực Internet Trung Quốc vào các thành phần cốt lõi của nước ngoài giống như “xây nhà trên nền móng của người khác” sẽ không thể bền vững dù có đẹp đến đâu. Chính vì vậy, cuối năm đó, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành một chính sách quốc gia nhằm đảo ngược sự phụ thuộc quá nhiều của nước này vào công nghệ nước ngoài cho đến năm 2025.

Tuy nhiên, nỗ lực chiến dịch nhiều năm của ông Tập với mục đích xây dựng công nghệ trong nước rõ ràng mất nhiều thời gian hơn so với kế hoạch ban đầu. Một phần cốt lõi trong chiến lược của Bắc Kinh là xây dựng ngành công nghệ thông tin trong nước tự chủ toàn diện, có khả năng sản xuất chip, hệ điều hành và ứng dụng. Hãy tưởng tượng một thế giới công nghệ của Trung Quốc không có Intel, Qualcomm, Microsoft hay Android: Đó chính xác là những gì Bắc Kinh mong muốn. Chiến lược này đang được thực hiện theo ba bước.

Đầu tiên, Trung Quốc đang nuôi dưỡng một thị trường tự chủ trong khu vực trị giá hàng chục tỷ đô la. Sau đó, cuộc “thay máu” sẽ mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng thuộc sở hữu nhà nước bao gồm viễn thông, đường sắt, điện, chăm sóc sức khỏe, hàng không vũ trụ và năng lượng. Thị trường này có thể lớn gấp 4 đến 5 lần. Bước cuối cùng là bao phủ thị trường tiêu dùng, bao gồm điện thoại thông minh trị giá hàng trăm tỷ đô la.

Bên cạnh đó, bất ổn định trong chính sách là thách thức khác đối với ngành công nghệ Trung Quốc. Chẳng hạn như, bộ vi xử lý HiSilicon của đơn vị thiết kế chip Phytium và Huawei Technologies đều dựa trên giấy phép được cấp vĩnh viễn từ Công ty chip ARM của Anh. Hiện ARM đã ngừng hợp tác với Huawei sau lệnh cấm của Hoa Kỳ vào năm 2019 và đang vướng vào cuộc tranh chấp với ARM Trung Quốc về quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh tại thị trường này. Tất cả đặt ra nghi vấn về khả năng của Huawei và các công ty Trung Quốc khác trong việc tiếp tục sử dụng kiến ​​trúc ARM.

Hơn nữa, Bắc Kinh không có bộ quy chuẩn yêu cầu đối với sản phẩm sản xuất trong nước.  Các nhà thiết kế chip, phát triển phần mềm phải điều hướng dựa trên những quy tắc bản địa hóa khác nhau ở mỗi thành phố, làm tăng chi phí, giảm tương tác trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Do khả năng tương tác và thích ứng đang tiến triển chậm, người dùng trong chính phủ và bộ máy nhà nước thường cài đặt hai hệ điều hành và phần mềm: Một là hệ thống riêng trong nước được bản địa hóa và một hệ thống khác như Windows của Microsoft để đảm bảo khả năng sử dụng.

Không có khả năng Trung Quốc đảo ngược tình thế phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài năm 2021 hoặc đạt dự báo một nửa thị trường máy tính trị giá 104 tỷ đô của nước này đến từ các sản phẩm nội địa mới năm 2023. Nhưng trước mắt, Bắc Kinh và Hoa Kỳ tỏ ra không khoan nhượng trong cuộc chiến công nghệ. Các lô hàng của Qualcomm tại Trung Quốc đã giảm 48,1% so với cùng kỳ vào năm 2020 khi các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc tìm cách đa dạng hóa mạng lưới cung cấp. Nhiều công ty Mỹ trong lĩnh vực viễn thông, thiết bị y tế và thiết bị hàng hải cũng có thể sớm bị đóng cửa khỏi thị trường Trung Quốc khi Bắc Kinh tiếp tục trả đũa.

TL (theo Nikkie Asia)

Cùng chuyên mục

GM Vietnam 2024: nâng tầm thị trường Blockchain tại Việt Nam

07/06/2024 06:30 Chiều

Tiếp nối thành công của GM Vietnam 2023, Tuần lễ Blockchain Việt Nam hay GM Vietnam 2024 đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 07/06/2024 tại Tp Hồ Chí Minh. Sự kiện được tổ chức bởi Quỹ đầu tư Kyros Ventures, với sự đồng hành của Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), và các đối tác chiến lược như Ninety Eight, Ancient8 và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA).

Mã độc tống tiền tấn công mạnh nhất vào lĩnh vực viễn thông

18/09/2021 11:15 Sáng

Các tổ chức trong lĩnh vực viễn thông là mục tiêu bị tấn công nặng nề nhất của mã độc tống tiền, sau đó là các cơ quan chính phủ, các đơn vị cung ứng dịch vụ an ninh được quản lý, ngành ô tô và lĩnh vực chế tạo.

“An toàn thông tin về Trí tuệ nhân tạo – AI” với cuộc sống con người

28/05/2022 09:05 Chiều

Ngày 27/5/2022, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “An toàn thông tin về Trí tuệ nhân tạo - AI”. Chương trình do Chi Hội An toàn Thông tin Phía Nam (VNISA) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động trực tuyến M_Service (Momo) cùng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM tổ chức.

Tại sao mạng 5G quan trọng đối với bất động sản thương mại?

01/03/2022 07:06 Sáng

Mạng 5G không chỉ đơn thuần có tốc độ nhanh hơn 4G, đây còn là chìa khóa để mở ra kỷ nguyên "kết nối vạn vật". Mạng 1G đã mang công nghệ di động đến với thế giới, mạng 2G cho phép nhắn tin bằng văn bản và công nghệ kỹ thuật số, 3G giúp các thiết bị di động kết nối với mạng internet.

Tọa đàm tiềm năng ứng dụng công nghệ blockchain ngành điện ảnh và giải trí

12/08/2021 11:02 Sáng

Chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tiềm năng ứng dụng công nghệ blockchain ngành điện ảnh và giải trí”do FAM Central tổ chức, ngày 11/08.

Đối tác