Ưu tiên phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới

08/04/2024 08:21 Sáng

Tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương đề xuất bổ sung Chương III về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương đề xuất bổ sung Chương III về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương đề xuất bổ sung Chương III về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới

Bộ Công Thương cho biết, ngày 11/02/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra hàng loạt nhiệm vụ và giải pháp đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới như xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch; ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường…

Trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành ban hành nhiều chính sách, giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát triển các loại hình năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện chất thải rắn, thuỷ điện nhỏ, trong đó có chính sách giá điện hỗ trợ (Feed in tariff).

Tuy nhiên, chính sách giá FIT là cơ chế khuyến khích của Nhà nước chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định để khuyến khích thu hút đầu tư vào những lĩnh vực cần đầu tư. Hiện nay, Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định về năng lượng tái tạo, vì vậy, cần nghiên cứu chuyển dịch từ chính sách hỗ trợ sang chính sách cạnh tranh nhằm tăng cường hiệu quả trong quản lý hệ thống, cạnh tranh về chi phí và đảm bảo cung cấp điện chất lượng, ổn định, bền vững. Việc khuyến khích nguồn điện năng lượng tái tạo nên được thực hiện thông qua khung giá phát điện, linh hoạt để phù hợp định hướng phát triển trong từng thời kỳ.

Vì vậy, Luật Điện lực cần được sửa đổi, bổ sung nội dung chính sách phát triển năng lượng tái tạo để thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng.

Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo

Dự thảo đề xuất các chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Theo đó, đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để phát điện; có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo:

Dự án điện năng lượng tái tạo (trừ dự án thủy điện có công suất từ 30 MW trở lên), điện năng lượng mới được hưởng ưu đãi theo pháp luật về đầu tư, đất đai, biển, thuế, phí và tín dụng đầu tư.

Ngoài các quy định nêu trên, dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại.

Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo theo nhu cầu phụ tải và trên cơ sở khai thác, tận dụng điều kiện tự nhiên trong từng vùng, khu vực, trên đất liền, trên biển và hải đảo nhằm khai thác tài nguyên bền vững, hợp lý. Bố trí hợp lý các nguồn điện ở các địa phương trong vùng nhằm khai thác hiệu quả các nguồn điện, đảm bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ, giảm tổn thất kỹ thuật, giảm truyền tải điện đi xa.

Trên cơ sở mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo theo từng thời kỳ trong Quy hoạch phát triển điện lực, Chính phủ quyết định cụ thể chính sách ưu đãi và khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Dự thảo cũng đề xuất chính sách quản lý, thống kê tiềm năng và đầu tư thí điểm:

Nhà nước cấp ngân sách đầu tư cho nghiên cứu, đánh giá tổng thể về hiện trạng và tiềm năng của điện mặt trời, điện gió, điện địa nhiệt, sóng biển, thủy triều và hải lưu.

Khảo sát tiềm năng và lập bản đồ điện gió trên bờ, điện gió trên biển Việt Nam, phục vụ xây dựng quy hoạch và định hướng phát triển để phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình, dự án ứng dụng và khai thác thử nghiệm sản xuất điện từ địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu, hydrogen và amoniac để phục vụ xây dựng cơ chế giá thị trường cho loại hình này.

ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo
Ưu tiên phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại các vùng đất khô cằn hoặc khó phát triển nông nghiệp

Ưu tiên phát triển dự án năng lượng tái tạo tại vùng đất khô cằn hoặc khó phát triển nông nghiệp

Về phát triển điện năng lượng tái tạo, dự thảo quy định: Dự án điện năng lượng tái tạo bao gồm nhà máy phát điện, trạm biến áp và đường dây đấu nối.

Khuyến khích việc đầu tư nguồn điện năng lượng tái tạo kết hợp với lưu trữ điện. Dự án năng lượng tái tạo đầu tư mới, mở rộng, cải tạo được phép kết hợp các loại nguồn điện năng lượng tái tạo để tăng sản lượng phát điện nhưng công suất phát điện vào hệ thống điện quốc gia không vượt quá công suất được phê duyệt trong giai đoạn quy hoạch.

Ưu tiên phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại các vùng đất khô cằn hoặc khó phát triển nông nghiệp theo đánh giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hệ số sử dụng đất của nhà máy điện mặt trời không vượt quá 0,7 ha/01 MW đến năm 2030, 0,5 ha/01 MW sau năm 2030. Hệ số sử dụng đất của nhà máy điện gió trên đất liền không vượt quá 0,35 ha/01 MW.

Dự án điện năng lượng tái tạo sau khi đưa vào khai thác, sử dụng được thay thế các thiết bị có thông số khác với thông số kỹ thuật đang vận hành nhưng phải bảo đảm công suất phát điện vào hệ thống điện quốc gia không vượt quá công suất được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực hoặc hợp đồng mua bán điện.

Điện năng lượng tái tạo tự sử dụng, tự sản tự tiêu

Dự án điện năng lượng tái tạo tự sản tự tiêu được liên kết với hệ thống điện quốc gia, tổng quy mô phát triển phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Dự án điện năng lượng tái tạo tự sản tự tiêu có công suất thuộc quy hoạch phát triển điện lực quốc gia hoặc kế hoạch triển khai quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được xác định là phù hợp với khoản 1 Điều 13 Luật này.

Công trình xây dựng có lắp đặt bổ sung điện năng lượng tái tạo tự sản tự tiêu không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng theo quy định của pháp luật.

Dự án điện năng lượng tái tạo tự sản tự tiêu có liên kết với hệ thống điện quốc gia, được quyền phát hoặc không phát sản lượng điện dư (nếu có) vào hệ thống điện quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia thì nhà nước ghi nhận sản lượng điện đó với giá không đồng.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân kết hợp điện năng lượng tái tạo tự sản tự tiêu với đầu tư, lắp đặt, vận hành hệ thống lưu trữ điện để chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo đảm ổn định hệ thống điện.

Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ được phép phát triển điện năng lượng tái tạo tự sản tự tiêu.

Chính phủ quy định chi tiết về trình tự thủ tục phát triển, hạch toán sản lượng điện dư của dự án điện năng lượng tái tạo tự sản tự tiêu.

Phát triển điện gió ngoài khơi

Dự án điện gió ngoài khơi bao gồm các công trình chính như sau: (i) Công trình Nhà máy điện; (ii) Công trình Lưới điện.

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện gió ngoài khơi thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và khoản 2 Điều 92 Luật này.

Tổ chức, cá nhân được giao làm chủ đầu tư không được chuyển nhượng quá 49% tổng mức đầu tư của dự án hoặc phần vốn góp. Cấp chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện gió ngoài có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng phần vốn góp.

Quản lý, vận hành điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Ngoài việc tuân thủ các quy định về vận hành hệ thống điện tại Chương VI Luật này, các đơn vị phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới có trách nhiệm:

Đầu tư hệ thống quan trắc thông số nguồn năng lượng sơ cấp của dự án (bức xạ mặt trời, tốc độ gió, nhiệt độ, lưu lượng mưa, dòng chảy và các thông số môi trường liên quan khác) và thống kê sản lượng điện của nhà máy hằng năm.

Hằng năm, cung cấp các dữ liệu tại khoản 1 Điều này tới Bộ Công Thương để quản lý, theo dõi.

Toàn văn dự thảo xem tại đây.

Nguồn: Tapchicongthuong

Cùng chuyên mục

Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2022 và dự báo cả năm 2022-2023: Phục hồi mạnh mẽ song nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước

20/10/2022 06:35 Chiều

Trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát và Chính phủ kiên định với chiến lược "Sống chung an toàn, linh hoạt với Covid-19", mở cửa lại hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2022 phục hồi mạnh mẽ với nhiều điểm sáng.

VinShop hỗ trợ 500 tỷ đồng giúp tạp hóa phục hồi kinh doanh

28/09/2021 07:34 Sáng

Từ 20/9 - 20/11/2021, Tập đoàn One Mount (thành viên Tập đoàn Vingroup) và Ngân hàng Techcombank triển khai chương trình "Ứng vốn 0 đồng" cho hơn 80.000 tạp hóa liên kết trên ứng dụng VinShop. Với mức hỗ trợ vay lên tới 70 triệu đồng, miễn phí giao dịch, miễn lãi tới 40 ngày, chương trình ứng vốn sẽ giúp các chủ tạp hóa an tâm nhập hàng, khôi phục kinh doanh sau những tác động tiêu cực từ Covid-19.

Xuất khẩu hạt điều năm 2021 dự kiến vượt mục tiêu 3,6 tỷ USD

28/12/2021 08:12 Sáng

Năm 2021, ngành điều Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chi phí logistics tăng cao. Tuy nhiên, với kết quả đạt được trong 11 tháng năm 2021, nhiều khả năng xuất khẩu hạt điều sẽ vượt mục tiêu đề ra 3,6 tỷ USD năm nay.

Alibaba thay đổi chiến lược ngay trước thềm lễ mua sắm lớn nhất năm

06/11/2021 07:37 Sáng

Lễ hội Độc thân 11/11, sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm của Trung Quốc sắp diễn ra nhưng năm nay, mọi thứ hoàn toàn khác biệt. Thay vì kích cầu mua sắm, “gã khổng lồ” Alibaba đang thay đổi chiến lược để làm vừa lòng Bắc Kinh.

Áp lực lạm phát vì giá hàng hóa tăng gần 50%; tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 0,5%

17/03/2022 07:33 Sáng

Theo Nikkei Asia, giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 3 thập kỷ qua, khiến đà phục hồi kinh tế chững lại, gây áp lực lớn lên lạm phát.

Đối tác