Việt Nam đặt mục tiêu dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thủy sản

05/01/2021 08:54 Chiều

Đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm 3 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.

Việt Nam đặt mục tiêu dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thủy sản

Đó là nội dung trong Tờ trình phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020, trong giai đoạn 2010 – 2019, cơ cấu GDP ngành thủy sản trong toàn ngành nông nghiệp tăng từ 17,8% lên 24,4%.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 5 tỷ USD lên tới 8,6 tỷ USD, tương ứng 1,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước và 20,8% kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp.

Thủy sản giải quyết việc làm cho khoảng 3,9 triệu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; thu nhập của lao động thủy sản không ngừng được cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, ngành thủy sản đang còn bộc lộ không ít những tồn tại, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về phát triển thủy sản của đất nước, như: phát triển thủy sản chưa thực sự bền vững, ổn định và hiệu quả, sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa thủy sản của nước ta trên thị trường khu vực và quốc tế chưa cao, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ…

Việt Nam đặt mục tiêu dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thủy sản - Ảnh 1.

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản sẽ đạt 3 – 4%/năm. (Ảnh: Báo Đầu tư)

Nguyên nhân chính chủ yếu dẫn đến tình trạng này có cả chủ quan và khách quan, điều này được thể hiện qua việc các quan hệ sản xuất vẫn rất rời rạc, thiếu sự gắn kết tư duy sản xuất hàng hóa lớn giữa những người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, đặc biệt thiếu sự gắn kết theo chuỗi giá trị thủy sản trong nước với chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu.

Do đó, việc ban hành Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là rất cần thiết.

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản sẽ đạt 3 – 4%/năm. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 – 16 tỷ USD. Thủy sản giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước.

Tầm nhìn đến năm 2045, thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm 3 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm, bảo vệ quốc phòng an ninh chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc…

Theo VTV

Cùng chuyên mục

Đồng Tháp đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp

15/01/2022 02:44 Chiều

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu năm 2022 ngành nông nghiệp tỉnh nhà phải đẩy mạnh chyển đổi số nông nghiệp.

BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tăng cường hợp tác

10/10/2021 07:13 Sáng

Ngày 7/10/2021, đại diện Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD Việt Nam) và BIDV đã có buổi làm việc nhằm tăng cường hợp tác thực hiện các dự án nguồn vốn AFD tại Việt Nam, đặc biệt là triển khai Hạn mức tín dụng xanh SUNREF để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

WTO: Giá trị xuất khẩu thép có thể giảm 4% do điều chỉnh biên giới carbon

21/03/2024 03:46 Chiều

Theo ước tính của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lĩnh vực thép có thể giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu dưới tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon.

Không để đứt gãy cung ứng xăng dầu trước và sau Tết

06/10/2022 06:10 Sáng

Bộ Công Thương chỉ đạo Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát diễn biến cung cầu, tình hình thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng xăng, dầu; có giải pháp không để đứt gãy nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán

Việt Nam có thể lọt tốp 25 nền kinh tế thế giới vào năm 2038?

02/01/2024 03:41 Chiều

Nhận định của Trung tâm tư vấn CEBR (Anh) cho rằng Việt Nam và Philippines là 2 nền kinh tế Đông Nam Á có năng lực nhảy vọt trong bảng xếp hạng World Economic League Table (WELT) trong giai đoạn từ nay đến năm 2038.

Đối tác