“Xanh hóa” dệt may: Doanh nghiệp tồn tại nhiều bất cập

21/11/2022 05:08 Chiều

Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Ở ngành dệt may - da giày, vấn đề xanh hóa đã được doanh nghiệp ngành này đặc biệt quan tâm trong những năm qua.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam từ năm 2017 đã thành lập Ủy ban Phát triển bền vững đồng thời triển khai rất nhiều hoạt động và đã có tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp ngành dệt may. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã triển khai chương trình xanh hóa như thay thế lò hơi đốt than, đốt dầu bằng lò hơi điện, lắp đặt điện mặt trời áp mái, xử lý nước cũng như tái sử dụng nước thải… song số lượng rất khó có thể đong đếm do sự thiếu đồng đều giữa các doanh nghiệp. Rào cản chính là nguồn đầu tư lớn và thiếu chính sách khuyến khích, hỗ trợ đi kèm.

Cụ thể như Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra chiến lược về dệt may; trong đó yêu cầu ngay từ khâu thiết kế phải đảm bảo là thiết kế sinh thái và quá trình sản xuất cũng như tiêu dùng phải đảm bảo là tiêu dùng bền vững. Cùng với đó, sản xuất tiêu dùng nhanh sẽ được thay thế bằng sản xuất tiêu dùng bền vững. Sau khi tiêu dùng xong, sản phẩm có thể có khả năng tái chế lại và tái sử dụng để đảm bảo ít gây ô nhiễm môi trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. 

Các quy chuẩn này sẽ ngày càng cao dựa trên mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp về trách nhiệm đối với người lao động, môi trường, xã hội và người tiêu dùng trước khi các sản phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Các quy chuẩn này sẽ không cố định mà liên tục thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt thích ứng.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã đặt ra mục tiêu “xanh hóa” với kế hoạch đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước; đến năm 2030, chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam, đồng thời xây dựng được 30 thương hiệu mang tầm quốc tế.

Theo ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, ngoài câu chuyện nhà máy xanh, một yếu tố nữa phải nói đến là nguyên liệu xanh. Hiện nay, rất nhiều khách hàng yêu cầu May 10 phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, nguyên liệu tái chế để không khai thác nhiều nguồn tài nguyên và sau khi sử dụng xong chỉ 5 – 10 năm tự phân huỷ. Đó chính là mục tiêu May 10 đang tập trung triển khai. Đây không chỉ là xu hướng của sản xuất trên thế giới mà chính là yêu cầu, áp lực của những khách hàng nhập khẩu.

“Xanh hóa” để tăng xuất khẩu là điều nhiều doanh nghiệp ngành dệt may hướng đến. Nhưng “xanh hóa” cũng là để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra là vấn đề về tài chính. Nhu cầu về vốn rất lớn, doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất sạch, tuần hoàn phải có đủ tiềm lực về tài chính để thực hiện. Cuối cùng là về con người, đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu “xanh hóa” của doanh nghiệp vẫn còn yếu.

Dù vậy, theo các chuyên gia, doanh nghiệp là người hiểu rõ nhất về thế mạnh của mình để chủ động chuyển đổi sản xuất, phát huy nội tại. Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội đổi mới hoạt động kinh doanh dựa trên những lợi thế cũng như khó khăn cần khắc phục.

Hiện nay đã có doanh nghiệp tập trung vào phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên như tơ tằm, sợi gai, sợi đay, sơ chuối, sơ dứa cũng như nguyên liệu từ vỏ sò hoặc bã cà phê, tuy nhiên quy mô còn nhỏ cho nên cần đầu tư nhiều hơn nữa.

Cần nhấn mạnh, ngành dệt may phát triển rất nhanh nhưng vẫn yếu khâu nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, ngành dệt may hy vọng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ đặc thù, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm quy hoạch tổng thể, phân bổ thu hút đầu tư, các quỹ khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ tài chính… để giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nguồn: doanhnghiephoinhap.vn

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ô tô lãi bật tăng trong quý 4, chờ triển vọng lạc quan của 2022

17/02/2022 08:14 Sáng

Sau khi có quý thứ 3 kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp ô tô đã về đích cả năm nhờ lãi cao trong quý 4.

Chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

26/09/2024 11:01 Sáng

Sau hai tuần kêu gọi, đến ngày 24/9, Hội Kỹ thuật nổ mìn Việt Nam đã quyên góp được 100 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Long An yêu cầu doanh nghiệp chỉ sử dụng lao động tạm trú, cư trú trên địa bàn tỉnh

16/09/2021 06:14 Chiều

DNVN - linh hoạt các biện pháp khi tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát. Để khôi phục sản xuất và yêu cầu phòng chống, dịch, UBND tỉnh Long An ban hành kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ ngày 15/9 đến 15/10.

Một số doanh nghiệp may mặc đối mặt nguy cơ phá sản

15/09/2021 08:53 Sáng

Trong bức thư kêu cứu gửi tới Thủ tướng Chính phủ gần đây, 7 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với 13.300 lao động phản ánh đang đối mặt với nguy cơ phá sản.

Herbalife Việt Nam hỗ trợ nâng chất lượng bữa ăn cho hơn 1.100 trẻ em khó khăn

12/07/2023 02:30 Chiều

Herbalife Việt Nam vừa tổ chức lễ tái ký kết chương trình hợp tác với bảy đối tác Casa Herbalife giúp nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho hơn 1.100 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động này đánh dấu 10 năm chương trình Casa Herbalife được triển khai tại Việt Nam.

Đối tác