Xuất hiện lãi suất tiền gửi hơn 7,5%/năm

17/05/2022 08:16 Chiều

Với việc tăng mạnh lãi suất huy động từ giữa tháng 5, SCB là ngân hàng đầu tiên đưa ra mức lãi tiền gửi trên 7,5%/năm mà không yêu cầu giá trị gửi tối thiểu. Sau hàng loạt đợt điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi liên tiếp, hiện thị trường ghi nhận một loạt ngân hàng đã đưa lãi suất huy động lên trên 7%/năm.

Theo biểu lãi suất mới công bố từ ngày 14/5, ngân hàng SCB đã điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân ở hầu hết kỳ hạn, áp dụng với cả hình thức gửi tại quầy và online.

Cụ thể, với các khoản tiền gửi tiết kiệm thông thường, SCB duy trì lãi suất tối đa 4%/năm với các khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng. Ở kỳ hạn 6-9 tháng, ngân hàng này tăng thêm 0,1 điểm % lãi suất so với trước đó, hiện phổ biến ở mức 6-6,5%/năm.

Lãi suất tiền gửi cao nhất thị trường

Đáng chú ý, ngân hàng này đã tăng mạnh lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng từ 7%/năm lên 7,3%/năm, áp dụng với cả hình thức gửi tại quầy và online. Đây hiện là mức lãi suất cao nhất tại SCB áp dụng với các khoản tiền gửi tại quầy, đồng thời là mức lãi cao nhất trong hệ thống ngân hàng (tính riêng tiền gửi tại quầy).

Trong khi đó, với tiền gửi online, SCB chủ yếu cộng thêm 0,3-0,35 điểm % so với lãi suất thông thường.

Hiện mức lãi suất cao nhất khách hàng gửi tiền online tại SCB có thể nhận được là 7,55%/năm, áp dụng với các kỳ hạn gửi 18 tháng trở lên.

Tương tự, trong thông báo mới nhất, SHB cho biết đang áp dụng chương trình cộng 1,1 điểm % lãi suất với khách hàng gửi tiết kiệm, áp dụng trên cả 2 kênh quầy và online.

screenshot-2022-05-17-090531-1-8614-3472

Theo đó, khi tham gia chương trình, khách hàng của SHB sẽ được cộng thêm 1 điểm % vào lãi suất tiền gửi hiện hành, áp dụng với hình thức gửi sổ tiết kiệm và hợp đồng tiền gửi. Ngoài ra, khi gửi tiền tại quầy, khách hàng mới của ngân hàng còn được cộng thêm 0,1 điểm % lãi suất.

Với biểu lãi suất tiền gửi cao nhất hiện ở 6,7%/năm (gửi online, kỳ hạn trên 36 tháng), khách hàng gửi tiền tại SHB có thể nhận mức lãi suất tối đa lên tới 7,8%/năm theo chính sách mới từ nhà băng này.

Đáng chú ý, SHB cũng chính là một trong những ngân hàng mới tăng mạnh lãi suất huy động từ cuối tháng 4.

Sau hàng loạt đợt điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi liên tiếp, hiện thị trường ghi nhận một loạt ngân hàng đã đưa lãi suất huy động lên trên 7%/năm.

Bên cạnh SCB, khách hàng gửi tiền tại NamABank cũng có thể nhận được mức lãi suất tối đa lên tới 7,4%/năm, áp dụng với các khoản gửi online kỳ hạn trên 16 tháng. Tương tự, PVComBank cũng áp dụng mức lãi suất tối đa 7,25%/năm với tiền gửi online kỳ hạn 36 tháng trở lên; CBBank trả lãi suất 7,05%/năm với tiền gửi online kỳ hạn 13 tháng…

Ngoài ra, HDBank, Techcombank, ACB… cũng đang có lãi suất tiền gửi tối đa trên 7%/năm. Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải đáp ứng giá trị tối thiểu của khoản tiền gửi, thông thường đều từ 100 tỷ đồng trở lên.

Hầu hết ngân hàng đã tăng lãi suất

Với việc ghi nhận thêm một loạt ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi trong tháng 5, các chuyên gia phân tích tại SSI Research cho biết ngoại trừ nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank), mặt bằng lãi suất huy động đã tăng 0,3-0,5 điểm % so với cuối năm 2021 ở hầu hết ngân hàng thương mại.

screenshot-2022-05-17-090654-1-6869-4392

Vietcombank cùng các ngân hàng quốc doanh là nhóm duy nhất chưa tăng lãi suất huy động từ đầu năm 2022 đến nay. Ảnh: Nam Khánh.

Theo SSI Research, biểu lãi suất huy động dành cho khách hàng cá nhân tiếp tục được điều chỉnh tăng trong nửa đầu tháng 5. Trong đó, xu hướng tăng tập trung ở một số ngân hàng vừa và nhỏ, trong khi lãi suất huy động dành cho khách hàng tổ chức cũng đã tăng 0,2 điểm % ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần cỡ lớn.

Mục đích của các đợt tăng lãi suất huy động là để thu hút dòng tiền nhàn rỗi trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, áp lực tăng lãi suất huy động còn được thể hiện qua chênh lệch giữa tín dụng và huy động vốn đã giảm xuống mức thấp nhất 8 năm nay trở lại đây.

Cụ thể, theo NHNN, dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tính đến ngày 25/4 đã tăng 6,75% so với cuối năm 2021 (tăng 16,4% so với cùng kỳ), trong khi mức tăng của huy động vốn chỉ là 3,55% (tương đương 10,7% so với cùng kỳ).

Tương tự, Chứng khoán BVSC cũng cho biết mặt bằng lãi suất huy động trung bình đối với kỳ hạn 6 và 12 tháng tại hầu hết ngân hàng đã tăng liên tục từ đầu năm, cùng ở mức 0,08 điểm %, lên mức 4,9%/năm và 5,66%/năm.

Tuy nhiên, duy nhất nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn chưa điều chỉnh lãi suất huy động từ đầu năm 2022. Trong đó, lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng của nhóm nhà băng này tiếp tục duy trì ở mức 3,78%/năm tháng thứ 11 liên tiếp và lãi suất kỳ hạn 12 tháng không đổi ở 4,95%/năm sau 9 tháng.

Việc các ngân hàng quốc doanh chưa điều chỉnh lãi suất huy động chủ yếu do lợi thế về nguồn vốn của nhóm này. Bên cạnh đó, thanh khoản của nhóm còn được hỗ trợ một phần nhờ nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ Kho bạc Nhà nước trong 3 tháng đầu năm này đã tăng khoảng 66.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, chương trình miễn phí chuyển khoản từ đầu năm 2022 đang giúp các ngân hàng này thu hút tiền gửi không kỳ hạn.

Theo các chuyên gia, việc tín dụng tiếp tục tích cực, trong khi NHNN đẩy mạnh nghiệp vụ bán USD ra thị trường có thể tạo áp lực thanh khoản lên hệ thống ngân hàng. Để giảm bớt áp lực này, các nhà băng buộc phải tăng lãi suất huy động để thu hút thêm nguồn tiền từ dân cư trên thị trường.

Vì vậy, mặt bằng lãi suất huy động được dự báo tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm với mức tăng phổ biến trong khoảng 0,1-0,3 điểm phần trăm.

Theo Zing

Cùng chuyên mục

Techcombank Priority: Đẳng cấp và sự đồng hành cùng khách hàng

28/12/2023 03:46 Chiều

Tiên phong với dịch vụ Ngân hàng ưu tiên từ hơn 10 năm qua, Techcombank Priority tiếp tục mang đến cho khách hàng những giá trị và trải nghiệm đẳng cấp, xứng tầm. Đặc biệt, hai phòng chờ đẳng cấp để phục vụ khách hàng ưu tiên đã chính thức khai trương tại các tòa nhà biểu tượng của Techcombank tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Ngân hàng số – cú huých giúp phát triển xã hội không tiền mặt

24/06/2021 06:44 Sáng

Ngày 22/06/2021, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Digital Financing: Powering Ca$hless Economy” - Tài chính kỹ thuật số: yếu tố thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt - do Star Media Group Malaysia tổ chức đã diễn ra nhằm chia sẻ và thảo luận về những khó khăn cũng như cơ hội của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế không tiền mặt ở các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Qua 9 phiên phát hành tín phiếu, NHNN đã hút về 130.000 tỷ đồng

25/03/2024 02:03 Chiều

Liên quan đến việc NHNN liên tục hút ròng, các chuyên gia nhận định rằng đây là biện pháp hữu hiệu để kiềm chế dư thừa thanh khoản và hỗ trợ tỷ giá.

Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh các giải pháp cơ cấu lại và xử lý nợ xấu

14/02/2022 08:45 Sáng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, nhất là sau khi Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt.

Yếu tố nào giúp ngân hàng tiếp tục tăng trưởng nửa cuối năm 2022?

19/09/2022 09:56 Chiều

Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước, với kế hoạch tăng trưởng toàn ngành ngân hàng giữ nguyên ở 14% cho năm nay, dư địa tăng trưởng tín dụng vẫn còn 5% trong 4 tháng cuối năm.

Đối tác