Xuất khẩu tôm sang EU tăng 14% so với cùng kỳ

15/08/2024 10:07 Sáng

Xuất khẩu tôm đã vượt qua khó khăn, đạt được mức tăng trưởng gần hai tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2024. Để duy trì tốc độ tăng trưởng, hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm, cần những chiến lược hợp lý, thích ứng nhanh với thị trường.

Tính đến ngày 15 tháng 7 năm 2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU đạt 241 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khối EU, Đức, Hà Lan và Bỉ là ba thị trường nhập khẩu lớn nhất. Đặc biệt, xuất khẩu sang Hà Lan và Bỉ ghi nhận mức tăng trưởng hai con số, lần lượt là 19% và 21%, trong khi xuất khẩu sang Đức tăng 9%.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đã bắt đầu tăng trưởng hai con số từ tháng 4 và duy trì ổn định trong hai tháng tiếp theo, tháng 5 và tháng 6. Sự kiện Hội chợ Thủy sản Quốc tế tại Barcelona, Tây Ban Nha vào tháng 4 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tôm có thể đã góp phần cải thiện hoạt động xuất khẩu.

Xuất khẩu tôm sang EU tăng 14% so với cùng kỳ
Xuất khẩu tôm sang EU tăng 14% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, ngành tôm vẫn chịu tác động từ nhiều yếu tố như chiến tranh, biến động kinh tế và chính trị toàn cầu, xu hướng tiêu dùng tiết kiệm, và giá cả tăng. Trên thị trường EU, tôm Việt Nam phải cạnh tranh mạnh mẽ với tôm Ecuador, vốn có giá rẻ hơn, đáp ứng tiêu chuẩn ASC và chi phí vận chuyển thấp hơn. Ecuador hiện vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho EU.

Thị trường EU yêu cầu tôm nuôi đạt chuẩn an toàn, với giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng và chế biến, truy xuất nguồn gốc chi tiết, và phúc lợi động vật. Dự báo nhu cầu nhập khẩu tôm của EU từ tháng 7 đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng do kinh tế EU có xu hướng ổn định, giá tiêu dùng ổn định và lạm phát giảm. Trong khi các sản phẩm tôm truyền thống của Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các nguồn cung khác, các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) dự kiến sẽ tăng trưởng tốt hơn nhờ giảm tồn kho.

Trong cơ cấu xuất khẩu tôm sang EU trong hai quý đầu năm 2024, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 80,5%, tôm sú chiếm 12,4%, phần còn lại là các loại tôm khác. Trong nhóm tôm chân trắng và tôm sú xuất sang thị trường này, tôm sú chế biến (HS 16) ghi nhận giảm, trong khi các sản phẩm tôm chân trắng và tôm sú còn lại đều tăng.

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn sang EU bao gồm Minh Phú- Hậu Giang, Nha Trang Seafoods – F17, và Thông Thuận. Trong quý II năm 2024, giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng sang EU dao động từ 7,2-7,4 USD/kg, trong khi giá tôm sú dao động từ 8,6-10,3 USD/kg. So với quý đầu năm và cùng kỳ năm ngoái, giá xuất khẩu trung bình của cả tôm chân trắng và tôm sú đều có xu hướng tăng.

Tại thị trường EU, Tây Bắc Âu có nhu cầu cao đối với các sản phẩm GTGT tiện lợi, trong khi Nam Âu nhạy cảm với giá hơn và có nhu cầu cao hơn đối với tôm chân trắng giá rẻ. Mặc dù xuất khẩu tôm đang có sự tăng trưởng tích cực trong những tháng đầu năm 2024, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe cho biết, ngành tôm vẫn đối mặt với nhiều thách thức từ các yếu tố toàn cầu như xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng, rào cản kỹ thuật, cạnh tranh giá với các đối thủ và giá cước vận tải biển tăng cao.

Theo Doanhnghiephoinhap.vn

 

Cùng chuyên mục

Việt Nam chi 3,62 tỷ USD nhập khẩu hơn 163.000 ô tô nguyên chiếc

24/12/2022 11:40 Chiều

Theo số liệu sơ bộ Tổng cục Hải quan mới công bố, từ đầu năm đến 15/12, cả nước nhập khẩu 163.333 xe ô tô nguyên chiếc.

4 dự án giao thông ở TP HCM hoàn thành trước Tết

01/02/2021 09:26 Chiều

Nâng cấp đường Huỳnh Tấn Phát, làm tuyến song hành trước Bến xe Miền Đông mới cùng 2 hạng mục xây cầu, cải tạo đường ở huyện Bình Chánh sẽ xong trước Tết.

Hội nghị VCEA 2024: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

03/10/2024 01:23 Chiều

Với thông điệp “Hành động Liên tục”, Hội thảo Vietnam Circular Economy in Action - Hành động hướng tới Kinh tế tuần hoàn (VCEA) 2024 tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy những trao đổi, sáng kiến và thực tiễn trong chuyển đổi kinh tế tuần hoàn.

Nhiều cơ sở cho sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế

03/10/2021 08:14 Sáng

Phân tích tốc độ tăng trưởng GDP “âm” của quý III/2021, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng tình thế khó khăn là do có yếu tố “đột biến” mang tính tạm thời. Nền kinh tế vẫn chứa đựng nhiều cơ sở cho sự phục hồi mạnh mẽ.

Đối tác